Cách để ứng tuyển 1 vị trí mới trong ngành nhân sự (HR)

Chập chững tìm việc với những băn khoăn, lo lắng luôn là áp lực lớn đối với các bạn sinh viên năm cuối đại học. Cụ thể hơn là người mới (newbie) hay những cá nhân lần đầu chuyển việc, muốn bắt đầu hành trình tiếp cận và theo đuổi sự nghiệp nhân sự (HR).

Chỉ với sự quyết tâm, nỗ lực thôi vẫn chưa đủ! Nội dung bên dưới của freeC Asia sẽ giúp các bạn tìm ra cách thức ứng tuyển với các mẹo nâng cao, phục vụ cho nhu cầu làm việc và phát triển sự nghiệp trong giai đoạn đầu của ngành nhân sự (HR).

Con đường học vấn – Những yêu cầu về trình độ “đầu vào”

Mọi cuộc tuyển chọn luôn có những “luật chơi” riêng biệt và ngành nhân sự (HR) cũng không ngoại lệ! Dưới đây là gợi ý 3 con đường lý tưởng có thể giúp bạn vượt qua được bài test đầu vào: 

  • Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nhân sự  
  • Bằng cấp/chứng nhận có liên quan đến ngành nhân sự hoặc các lĩnh vực có phạm vi gần kề hay liên đới với ngành nhân sự như: kinh doanh; tâm lý học; tổ chức sự kiện,… (đây cũng có thể là những khóa học liên quan đến kỹ năng)
  • Trực tiếp trải nghiệm các công việc và vai trò cụ thể về vận hành và quản lý: Đây được xem là hướng đi lâu dài. Các kinh nghiệm bạn có được về nền tảng quản lý, theo dõi quy trình sẽ phần nào giúp chứng minh năng lực của bạn.  

Triển vọng nghề nghiệp của ngành nhân sự 

Theo số liệu nghiên cứu từ Sổ tay triển vọng nghề nghiệp, việc làm ngành nhân sự (hay quản trị nguồn nhân lực) được dự đoán sẽ tăng 7% từ năm 2021 đến năm 2031. Có 16.300 cơ hội việc làm trong ngành nhân sự dự kiến diễn ra mỗi năm trong suốt thập kỷ.   

Do nhu cầu chuyển giao hay thay thế lực lượng lao động (gồm cả chuyển việc hoặc rời bỏ công việc, nghỉ hưu) nên các cơ hội tìm kiếm việc làm trở nên rộng mở hơn. Tuy nhiên, cơ hội luôn đi chung với thách thức! Khi nhu cầu lao động tăng, đòi hỏi nguồn nhân lực cũng phải chất lượng. Thực tế này đã tạo ra sự cạnh tranh lớn giữa những người lao động.  

Cơ hội việc làm ngành nhân sự

Một trong những đặc thù quan trọng của ngành nhân sự chính là tính ổn định. Nếu bạn thật sự muốn tìm kiếm cơ hội và bắt đầu công việc mới ở lĩnh vực này, hãy thật sự sẵn sàng:  

  • Làm việc với nhiều thách thức xoay quanh con người kèm theo những đầu việc cụ thể, chuyên biệt  
  • Công việc và nhiệm vụ ít bị thay đổi, có tính thống nhất theo quy trình: Tuyển dụng nhân sự; tổ chức và hoạch định chiến lược nhân sự; xây dựng chế độ lương thưởng và văn hóa doanh nghiệp phù hợp,…  
  • Ổn định không có nghĩa là “dậm chân tại chỗ” và khó thăng tiến! Bạn sẽ có một “Career Boost” thật hoàn hảo nếu đủ đam mê, sự rèn luyện và khả năng thích ứng linh hoạt.  

Một khi vẫn băn khoăn về những hướng phát triển của ngành, đừng lo lắng vì freeC Asia đã tổng hợp các vị trí mà bạn có thể làm khi tiếp cận lĩnh vực này:  

Nếu cảm thấy gò bó và cần thêm định hướng phát triển, bạn hãy yên tâm vì cơ hội làm việc trong ngành nhân sự không chỉ dừng lại ở giới hạn các công việc kể trên.  

Khi có đủ những nền tảng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn và mong muốn tìm kiếm những nấc thang tiếp theo, bạn hoàn toàn có thể thử sức với các vị trí công việc sau:  

  • Đối tác tư vấn đầu tư/chiến lược nhân sự cho các công ty startup/doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực  
  • Định hướng, khai thác các giá trị bền vững của tổ chức
  • Mentor – Người cố vấn hoặc Coach – Người khai vấn: Đào tạo và hỗ trợ xác định lộ trình phát triển cho các bạn trẻ có đam mê với nghề
  • Giám đốc chiến lược nhân sự, Trưởng nhóm phát triển, Trưởng bộ phận đào tạo nhân sự số,… Đây đều là những vị trí cấp cao trong ngành nhân sự hoặc có liên quan đòi hỏi người làm nhân sự cần trau dồi thêm kỹ năng chuyên môn và nhiều kiến thức.

FreeC Asia tin rằng dù đâu là lựa chọn của bạn trong tương lai, hãy luôn cố gắng hoàn thiện, không ngừng trau dồi kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn để tạo ra nền tảng và bệ phóng tốt nhất cho bản thân.   

Mức lương của ngành nhân sự

Mức lương của ngành nhân sự được đánh giá là khá ổn so với mặt bằng chung các ngành nghề. Từ mức lương cơ sở ở các vị trí thấp cho đến các vị trí cấp cao. Tuy có khung lương nhưng khi trải qua thực tế làm việc, mức lương sẽ linh động thay đổi dựa trên nhiều yếu tố khác nhau:   

  • Kinh nghiệm  
  • Cấp bậc  
  • Quy mô doanh nghiệp/công ty  
  • Khu vực làm việc (TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng,…)
  • Thái độ học hỏi – cầu tiến,…

Sự cạnh tranh về mức lương được thể hiện rõ nhất từ giai đoạn chuyên viên, cấp bậc senior trở lên khi những nhân sự này dường như hoàn thiện mọi yếu tố từ kỹ năng, kinh nghiệm và các năng lực xã hội khác.   

Cùng freeC Asia xem qua những thống kê (mang tính tương đối) của một số vị trí nhân sự cụ thể:  

  • Nhân viên nhân sự: mức lương trung bình rơi vào khoảng 7 – 8 triệu/tháng, khởi điểm từ 4 – 6 triệu/tháng và cao nhất là từ 12 – 20 triệu/tháng.  
  • Vị trí chuyên viên nhân sự: mức lương trung bình phố biến nhất từ 12 – 15 triệu/tháng, khởi điểm đạt từ 5 – 9 triệu/tháng, cao nhất có thể lên đến hơn 30 triệu/tháng.  
  • Trưởng phòng nhân sự: lương trung bình từ 20 – 25 triệu/tháng, cao nhất có thể đạt đến hơn 60 triệu/tháng.  
  • Giám đốc nhân sự: mức lương trung bình từ 30 – 45 triệu/tháng, mức cao nhất có thể chạm ngưỡng hơn 4800 USD (tương đương gần 100 triệu đồng).  

Như đã chia sẻ trước đó, mức lương sẽ được chi phối bởi nhiều yếu tố. Đặc biệt hơn, đối với ngành nhân sự, thu nhập thực nhận còn đến từ các khoản hoa hồng theo phần trăm tính theo hợp đồng.   

Đây thật sự là cơ hội lớn để để những người làm nhân sự có nhiều cơ hội hơn trong “cuộc chơi” nghề nghiệp. Chúng giúp họ có thể tự tin, tạo ra các giá trị cho bản thân và tổ chức của mình.  

Vai trò của bộ phận/phòng ban nhân sự đối với tổ chức

Trong doanh nghiệp, phòng nhân sự như một cầu nối quan trọng khi đảm nhiệm vai trò kết nối các nhân sự nội bộ lại với nhau.  

Người làm Nhân sự cần có những hoạt động để tạo điều kiện tốt nhất cho các nhân viên:  

  • Giao tiếp hiệu quả, làm việc thoải mái và phù hợp văn hóa doanh nghiệp (tuyển dụng nhân sự đáp ứng đúng với định hướng mục tiêu và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp);   
  • Cơ hội được học hỏi, rèn luyện và sáng tạo (quy trình đào tạo và phát  triển nguồn nhân lực);  

Đó cũng là một thách thức lớn của phòng nhân sự. Họ phải tìm ra giải pháp thiết thực giúp xây dựng và đảm bảo hiệu quả tiến trình làm việc; thích nghi phù hợp với từng nhân sự thuộc các team khác nhau.  

Không những thế, nhân sự cũng là bộ phận đại diện công ty giúp điều phối và xử lý các tranh chấp xảy ra tại chốn công sở.   

Từ đây, những kế hoạch phát triển liên quan đến phúc lợi, đãi ngộ,… được thiết lập nhằm tối ưu quy trình xây dựng, quản lý và phát triển nguồn nhân lực chất lượng, bền vững cho doanh nghiệp.  

Làm thế nào để bắt đầu sự nghiệp nhân sự của bạn?  

Bắt đầu sự nghiệp trong ngành nhân sự(HR) sẽ khá khó khăn nếu bạn thật sự là một người mới hoàn toàn. Tuy vậy, freeC Asia sẽ chia sẻ với bạn các bước cần thực hiện trong hành trình theo đuổi sự nghiệp nhân sự từ giai đoạn đầu.  

Bước 1: Nghiên cứu nghề nghiệp  

Để học tốt một thứ nào đó, bạn cần có những kiến thức căn bản. Vì thế, việc hiểu rõ những thông tin xoay quanh về nghề nghiệp mình sắp làm trong tương lai là rất quan trọng.  

Bạn có thể nghiên cứu nghề nhân sự bằng việc tra cứu thông tin về:  

  • Tên thuật ngữ nhân sự  
  • Các công việc  mà một nhân sự sẽ phải làm  
  • Đâu là những kỹ năng cần thiết cho ngành này  
  • Học gì để có thể làm nhân sự hay các vấn đề khác có liên quan như: áp lực ngành nhân sự, mức lương có ổn không,…  

Không dừng lại ở việc tra cứu, bạn có thể tìm thêm thông tin trên các trang mạng xã hội, cụ thể là LinkedIn để biết thêm suy nghĩ của rất nhiều Nhân sự giỏi (đa dạng các cấp độ chuyên môn) chia sẻ về hành trình nghề nghiệp của họ.   

Bước 2: Đảm bảo năng lực chuyên môn và kiến thức nền tảng  

Sau khi có quá trình vạch rõ và khoanh vùng những điều bạn, hãy tập trung trau dồi bản thân. Kiến thức nền tảng, chuyên môn nghề nghiệp sẽ giúp bạn gặp nhiều thuận lợi hơn ở giai đoạn đầu.  

Việc học tập chưa bao giờ là thừa thãi! Do vậy, bạn hãy tìm kiếm các cơ hội để tự rèn năng lực về kiến thức lĩnh vực nhân sự lẫn tư duy nhạy bén với các vấn đề trong ngành.  

Nếu bản thân sở hữu lợi thế là một sinh viên ngành nhân sự, hãy học thật tốt và nắm vững các kiến thức chuyên sâu. Đặt trường hợp bạn là sinh viên trái ngành, hãy chủ động nhiều hơn khi tìm các khóa học, chứng chỉ nhân sự có thời hạn và phải thật tâm huyết với chúng.  

Tất nhiên, kiến thức là vô tận và bạn luôn phải sẵn sàng tâm thế tự học – tự phát triển. freeC Asia mong rằng bạn sẽ vượt qua giai đoạn đầu nhiều vất vả, tập trung dành nhiều thời gian để bản thân có đủ tự tin khi tiếp tục các bước đi xa hơn.  

Bước 3: Nên tìm kiếm một công việc đầu tiên trong ngành nhân sự  

Bên cạnh kiến thức, thái độ thì kinh nghiệm làm việc là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao năng lực của bạn. Đồng thời, đó cũng là cơ sở khiến họ quyết định bạn có phải là ứng viên phù hợp hay không.   

Sẽ thật may mắn khi bạn tìm được một công việc liên quan đến nhân sự như:  

  • CTV nhân sự (tuyển dụng)  
  • Recruiter freelancer
  • Vị trí thực tập sinh ngành nhân sự

Tất cả các vị trí đều không quá đặt nặng vấn đề chuyên môn. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá tổng quan sự phù hợp và khả năng phát triển của bạn. Nên nếu có cơ hội thử sức, hãy nắm bắt và phát huy tốt nhất những gì mình có trong giai đoạn này.  

Trường hợp, nếu khó tìm việc liên quan cụ thể đến nhân sự, bạn vẫn có thể ứng tuyển các công việc về: quản lý đội nhóm, tổ chức sự kiện, truyền thông đối ngoại,… Đây là những vị trí không đòi hỏi cao về kỹ năng nhân sự nhưng nó thể hiện được tố chất và năng lực giao tiếp, làm việc hiệu quả với con người. Ngoài ra, các kỹ năng về kết nối, teamwork và quản lý cũng được bộc lộ rất rõ.  

Bước 4: “Săn” chứng chỉ chuyên biệt cho các vị trí cụ thể mà bạn theo đuổi  

Việc xác định và tìm kiếm các chương trình học tập kèm chứng chỉ đào tạo cho thấy rõ bạn biết mình cần điều gì để bản thân phát triển tốt hơn.  

Là một người mới, khi đã có một số trải nghiệm tại các vị trí đầu tiên trong ngành nhân sự, dần dần bạn sẽ tìm ra được công việc cụ thể mà bạn yêu thích. Tất nhiên, đây sẽ là quá trình bạn tự nhận thức ra các định hướng phát triển hoặc nhận được sự hỗ trợ từ các cố vấn. Hãy chọn lựa một hướng đi cụ thể, để không phải lạc lõng trong thế giới rộng lớn của ngành nhân sự nhé!  

Một điều đáng lưu tâm nữa! Đừng quên kết nối, mở rộng mạng lưới (networking) với những anh chị, người bạn trong cùng lĩnh vực để hiểu thêm về những mong muốn của bản thân.  

  • Tạo một LinkedIn thật chuyên nghiệp và bắt đầu kết nối  
  • Nếu được, hãy tự thiết lập các sản phẩm mang dấu ấn cá nhân như:   
  • Website với tên miền riêng chia sẻ về hành trình bản thân, những câu chuyện, góc nhìn mà bạn quan tâm.  
  • Một Portfolio gồm những gì bạn đã làm với những thành quả, hiệu suất từ các trải nghiệm thực tế của bạn.  

Các kỹ năng “đầu vào” của ngành nhân sự mà bạn không thể bỏ qua!  

Bất kỳ vị trí nào cũng yêu cầu các yêu cầu về kỹ năng cơ bản! freeC Asia đã liệt kê những kỹ năng cần thiết và cơ bản nhất khi bắt đầu tìm hiểu lĩnh vực nhân sự. Tham khảo ngay 8 kỹ năng quan trọng đối trong ngành nhân sự dưới đây, biết đâu sẽ hữu ích cho bạn đấy! 

Kỹ năng nhân sự  

Đây được xem là nhóm kỹ năng chuyên môn quan trọng. Bạn cần hiểu rõ những thế mạnh và hướng phát triển để thể hiện tốt kỹ năng này. Nhóm kỹ năng này bao gồm:  

  • Lập chiến lược và quản lý nhân sự  
  • Phát triển nguồn nhân lực  
  • Tuyển dụng  
  • Đào tạo và nâng cao hiệu quả công việc  
  • Chuyên môn về lương bổng và các khoản phúc lợi, hỗ trợ nhân viên  

Kỹ năng giao tiếp  

Để có cơ hội làm việc lâu năm và thăng tiến ở các vị trí cao, đòi hỏi bạn phải có một kỹ năng giao tiếp tốt:  

  • Giao tiếp nhạy bén, tự tin, bản lĩnh  
  • Biết cách lắng nghe và phản hồi một cách tinh tế  
  • Tư duy linh hoạt và khéo léo trong lối ứng xử với mọi người từ: nhân viên trong nội bộ team cho đến nhân sự các phòng ban khác.  

Giao tiếp hiệu quả sẽ giúp bạn làm nổi bật giá trị của ngành nghề nhân sự. Đồng thời, đó cũng là cách giúp bạn tiếp cận mọi người để hiểu rõ các vấn đề họ đang gặp phải.  

Kỹ năng giải quyết vấn đề 

Khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề và ra quyết định thể hiện tiềm năng của một người quản lý, giúp bạn vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh.  

Kỹ năng thương thuyết – đàm phán  

Bạn sẽ sử dụng kỹ năng này rất nhiều! Đặc biệt khi bạn phải thương lượng về mức lương, thuyết phục người khác về các vấn đề phát sinh lẫn việc đề xuất, góp ý phát triển tích cực.  

Làm việc nhóm  

Làm việc nhóm luôn là kỹ năng cần thiết. Khi làm nhân sự, nó càng quan trọng hơn khi bạn phải làm việc với nhiều người.   

Sở hữu năng lực làm việc nhóm tốt sẽ giúp bạn hiểu hơn về các thành viên (cộng sự), và những vấn đề phát sinh từ đơn giản đến phức tạp.   

Đây sẽ là cơ hội lớn làm tiền đề cho việc quản lý nhân sự trong tương lai, khi bạn đủ “chín” trong lĩnh vực này.   

Phần mềm thông tin nhân sự (HRIS)  

Phần mềm thông tin nhân sự là các công cụ CNTT được sử dụng để quản lý các hoạt động và quy trình liên quan đến tuyển dụng và quản lý nhân sự bằng điện tử. Nếu giữ định hướng phát triển lên cấp quản lý hay cố vấn chiến lược về nhân sự, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận các phần mềm này.   

Trong giai đoạn đầu, không cần bạn phải là một người quá am hiểu về HRIS. Tuy nhiên, việc chủ động để tiệm cận với kiến thức chuyên môn sâu như HRIS sẽ giúp bạn tạo được sự khác biệt và gia tăng được cơ hội trúng tuyển.  

Lập kế hoạch  

Kỹ năng lập kế hoạch sẽ giúp bạn sắp xếp và ưu tiên các nhiệm vụ theo lịch của nhóm hoặc công ty.  Hãy tự hỏi bản thân xem:  

  • Bạn có kinh nghiệm lập kế hoạch cho một dự án gồm nhiều bước hay không?  
  • Bạn đã phải sắp xếp các nhiệm vụ chiến lược và ưu tiên thời gian như thế nào để hoàn thành chúng?   

Kỹ năng về công nghệ   

Đối với người làm nhân sự, những kỹ năng về công nghệ được đánh giá là chưa thật sự cần thiết. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, am hiểu công nghệ sẽ mang lại nhiều lợi thế trên thị trường.  

Sẽ rất thú vị khi các nhân sự cần phải yêu thích các con số và dữ liệu, các dự đoán và phân tích về quy trình tuyển dụng. Kỹ năng công nghệ giúp:  

  • Ứng viên hiểu thêm về các tài liệu chuyên sâu ngành nghề  
  • Mở ra cơ hội nắm bắt tình hình và biến động về thị thường nhân sự một cách tốt hơn thông qua các dữ liệu.   
  • Nhân sự sử dụng linh hoạt và hiệu quả các phần mềm, công cụ hỗ trợ cho quá trình lập chiến lược và giải pháp về nhân sự.   

Danh sách các công cụ và phần mềm tuyển dụng phổ biến cho ngành nhân sự – HR   

Hãy bắt đầu quá trình tìm hiểu sâu hơn về ngành nghề nhân sự thông qua các công cụ hỗ trợ tuyển dụng và các phần mềm tuyệt vời. Tính phổ biến và hữu hiệu là những tiêu chí mà freeC Asia thống kê và lập ra danh sách các công cụ và phần mềm sau đây:  

Công cụ tuyển dụng  

  1. BambooHR – Nền tảng quản lý nguồn nhân lực hoàn chỉnh  
  2. XOR – Mô hình chatbot với cơ sở thiết lập dựa trên nền tảng sử dụng AI – trí thông minh nhân tạo.
  3. JazzHR – Hệ thống với tính năng nổi bật cho phép bạn theo dõi ứng viên suốt quá trình tuyển dụng; thiết lập quy trình và chuẩn hóa các bài đăng tin nhằm thu hút lượng ứng viên tiềm năng.  
  4. Merlin – Nếu bạn tiếp cận với nhóm lao động phổ thông, thì công cụ tuyển dụng này là giải pháp tối ưu.  
  5. ClearCompany – Công cụ chất lượng với nhiều tính năng ưu việt: khai thác nguồn ứng viên mới, quản lý nâng cao quy trình, theo dõi và đánh giá hiệu suất,…   

Phần mềm tuyển dụng  

  1. Office  
  2. Phần mềm nhân sự Clickup  
  3. Phần mềm quản lý Sage HRMS 
  4. HR Cloud  
  5. Namely  
  6. Paycheck Flex  

Học ngành nhân sự (HR) ở đâu?  

Ngoài kiến thức từ giảng đường, sách vở chuyên ngành, bạn hoàn toàn có thể tự tìm tòi những kiến thức mới thông các nguồn tài nguyên giá trị khác được freeC Asia gợi ý dưới đây:  

  • Khóa học trực tuyến về nhân sự trong và ngoài nước;  
  • Podcast nhân sự nổi bật chia sẻ về từng lộ trình phát triển cụ thể hay các khía cạnh đặc thù trong ngành;  
  • Workshop, hội thảo, chương trình về nhân sự có liên quan từ các công ty/doanh nghiệp hay tổ chức nhân sự nổi tiếng; 
  • Các hội nhóm trên nhiều nền tảng mạng xã hội như: Facebook Groups, Skype,… 
  • Theo dõi các chia sẻ, góc nhìn và quan điểm của nhiều nhân vật nổi bật trong ngành nhân sự.  

Tham khảo các khóa học trực tuyến về nhân sự nổi bật nhất 

Digital HR  

Digital HR là một chương trình chứng chỉ uy tín, chất lượng được cấp bởi Học viện AIHR. Thời gian học linh động. Bạn sẽ phải hoàn thành khóa học trong 12 tháng và thực hiện đủ bài kiểm tra cuối khóa. Chứng chỉ chuyên nghiệp sẽ được gửi đến bạn sau 10 tuần nếu bạn cam kết ít nhất 4 giờ học mỗi tuần.  

Trung bình giá của khóa học là $997 USD (khoảng 23,5 triệu), bạn có thể thanh toán theo từng tháng với mức phí $185 USD (khoảng 4,3 triệu).  

Human Capital Strategy  

Human Capital Strategy là một khóa học trực tuyến giúp người học trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng về: tổ chức, tuyển dụng, điều chỉnh cấu trúc tổ chức công ty và làm việc hiệu quả trong doanh nghiệp.  

Chỉ với 3-4 giờ học trong 1 tuần, bạn có thể nhận chứng chỉ sau 6 tuần học tập và trải nghiệm. Một điểm đặc biệt là đây là khóa học miễn phí và khá được ưa chuộng.  

MyHRfuture  

MyHRfuture là một học viện trực tuyến khác với mô hình chuẩn hóa các khóa học chất lượng, uy tín và nổi bật trong ngành nhân sự. Do đó, mức phí cho khóa học này cũng cao hơn với $320 USD (khoảng 7,5 triệu) cho một năm; không giới hạn nguồn tài nguyên học tập gồm khóa học và video; nhiều kiến thức về nhân sự bổ ích từ cơ bản đến nâng cao.  

HR Strategies for Business  

Khóa học HR Strategies for Business tập trung khai thác vai trò của nhân sự đối với một doanh nghiệp. Khóa học này chia sẻ về các giải pháp thực tế giúp cải thiện khả năng đóng góp của nhân sự và chiến lược tổ chức để đạt được những mục tiêu.  

Nếu bạn quan tâm đến việc quản lý tổ chức, vận hành nhân sự thì đây là khóa học phù hợp dành cho bạn! Mức phí của khóa học rơi vào khoảng $239 USD (khoảng 5,6 triệu) và bạn sẽ nhận được chứng chỉ được CDP, iAP khi hoàn tất khóa học.   

Làm thế nào để ứng tuyển các vị trí công việc mới trong ngành Nhân sự?  

Một số bước bạn có thể tham khảo cho sự bắt đầu một công việc mới trong lĩnh vực này:  

Chuẩn bị một CV và Thư xin việc   

CV luôn được biết đến là “tấm vé vàng” quyết định phần lớn kết quả ứng tuyển của bạn. Đặc biệt hơn đối với giai đoạn bắt đầu sự nghiệp, việc tạo một CV chất lượng cũng cần được quan tâm, đầu tư nhiều hơn.  

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo, tạo và trải nghiệm trực tiếp các mẫu CV chuẩn, chất lượng từ freeC Asia. Thư xin việc cũng không ngoại lệ! Nó rất cần cho việc ứng tuyển một vị trí mới.  

Thông thường bạn sẽ cần tập trung khai thác phần kinh nghiệm lẫn kỹ năng trong CV và mục tiêu phát triển ở thư xin việc. Tuy nhiên, là một người mới và cần nhiều thời gian để hoàn thiện, bạn hãy tham khảo các tip viết CV và thư xin việc thông qua các bài blog của freeC Asia. Đây hứa hẹn sẽ là một nguồn thông tin bổ ích, đáng tin cậy giúp bạn cải thiện chất lượng CV và thư xin việc một cách tốt hơn.  

Tìm việc làm phù hợp trên các nền tảng tuyển dụng uy tín  

Hiện nay, có rất nhiều nền tảng tuyển dụng với số lượng job đa dạng cấp bậc, vị trí làm việc, mức lương, phúc lợi cũng linh động tùy vào năng lực mỗi ứng viên.  freeC Asia gợi ý cho bạn Top 14 nền tảng tuyển dụng được yêu thích nhất. Theo dõi ngay để tìm kiếm các vị trí việc làm phù hợp nhất cho cấp độ đầu vào bạn nhé!  

  1. freeC Asia 
  2. CareerBuilder  
  3. TopCV 
  4. Vieclam24h
  5. Vietnamworks
  6. Vieclamtot
  7. Careerlink
  8. TopDev
  9. 123job
  10. Timviec365.vn
  11. Jobstreet
  12. Timviec.com.vn
  13. Vieclam123
  14. Maucv.com

Bên cạnh quá trình tìm việc, nền tảng tuyển dụng cũng sở hữu các tài nguyên thông tin nhất định mà bạn có thể tham khảo.  

Blog.freeC.asia mong rằng bài viết trên có thể giúp bạn phần nào trong việc tìm kiếm các cơ hội và vị trí mới trong lĩnh vực nhân sự ở giai đoạn đầu. Cơ hội luôn luôn có và bạn hãy cứ trau dồi, rèn luyện. Giai đoạn đầu sẽ có rất nhiều thách thức bạn phải đối mặt! Hãy hoàn thiện bản thân, tập trung phát triển mình ở từng giai đoạn, freeC Asia mến chúc bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết Cách để ứng tuyển 1 vị trí mới trong ngành nhân sự (HR) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày FreeC Blog.



source https://blog.freec.asia/cach-de-ung-tuyen-1-vi-tri-moi-trong-nganh-nhan-su-hr/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=cach-de-ung-tuyen-1-vi-tri-moi-trong-nganh-nhan-su-hr

Comments

Popular posts from this blog

Nhà tuyển dụng có nên sử dụng dịch vụ headhunt vào cuối năm?

Tổng hợp các mẫu Cover Letter Marketing Internship chuẩn đẹp mắt

Recruitment Marketing là gì? 4 Bước cải thiện hiệu quả tuyển dụng